Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Bảo trì thiết bị cơ điện công trình và các hệ thống HVAC khác là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của thiết bị cơ điện, HVAC theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì thiết bị cơ điện, HVAC có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiếm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ điện, HVAC.
Trình tự thực hiện bảo trì thiết bị cơ điện công trình và các hệ thống HVAC như sau:
- Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình;
- Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình;
- Kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất;
- Quan trắc đối với các công trình có yêu cầu quan trắc;
- Bảo dưỡng công trình;
- Kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết;
- Sửa chữa công trình định kỳ và đột xuất;
- Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình.
Theo Nghị định 29/2011/NĐ-CP về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), trong đó có nhóm các dự án về xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng; về giao thông; năng lượng, phóng xạ; điện tử, viễn thông; một số dự án liên quan đến thủy lợi, sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp; thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; dầu khí; xử lý chất thải…
Chủ dự án có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện lập báo cáo ĐTM cho dự án đầu tư của mình. Báo cáo ĐTM phải liệt kê, mô tả chi tiết các hoạt động, hạng mục công trình của dự án có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường kèm theo quy mô về không gian, thời gian, khối lượng thi công, công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án. Đồng thời, đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm của môi trường; đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến các điều kiện tự nhiên, thành phần môi trường tự nhiên, sức khỏe cộng đồng và các yếu tố kinh tế – xã hội có liên quan….
Nội dung báo cáo bao gồm:
- Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn;
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH;
- Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án;
- Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án;
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án;
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh;
- Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường>, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án;
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường;
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
- Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án;
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường;
- Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo.
Các Dự Án Đã Thực Hiện
I am text block. Click edit button to change this text. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.